Đài dân bản địa Việt Nam

Đài dân bản địa Việt Nam

Search
Skip to content
  • Người bản địa Việt Nam
  • Người bản địa Thế giới
  • Tin Việt Nam
  • Văn hóa – Lịch sử
    • Địa lý – Địa dư
    • Lịch sử bản địa
    • Văn hóa bản địa
Người bản địa Việt Nam, Tin Việt Nam

Giấy mời của công an có giá trị gì?

3 July, 2021 Hồng Ngọc Leave a comment

RIPVN | Thời gian gần đây, càng có rất nhiều người bản địa ở Việt Nam nhận được một tờ giấy khổ A5 (A4 gập đôi), với nội dung tương tự nhau là «đúng … giờ, ngày … tháng … năm … phải có mặt tại cơ quan công an để trao đổi một số vụ việc», tuy nhiên, cơ sở pháp lý của loại giấy tờ này là gì? Giá trị của nó như thế nào? Khi nhận được «giấy mời», bà con phải làm gì? 

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Thạch Thị Quỳnh Loan đang làm việc tại Hà Nội và được giải thích như sau: 

Điều luật nào quy định về giấy mời?

Cho đến hiện tại, luật pháp Việt Nam vẫn chưa có một cơ sở pháp lý nào cho việc ban hành và thực thi «giấy mời», cụ thể là trong Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 cũng không đề cập đến «giấy mời» nhưng có quy định về «giấy triệu tập». Khi nhận được giấy từ cơ quan công quyền, bà con nên kiểm tra nó là «giấy mời» hay «giấy triệu tập». 

Tại sao tôi lại nhận được giấy mời?

Giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan công an, tòa án (hay nói chung là các cơ quan tiến hành tố tụng) mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc. 

Được sử dụng trong các hoạt động không thuộc phạm vi của tố tụng hình sự (chưa khởi tố vụ án, chưa cấu thành vụ án)

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, loại giấy tờ không có cơ sở pháp lý này cũng là một dạng thức được công an hay các lực lượng pháp chế địa phương lạm quyền sử dụng nhằm gây phiền hà, sách nhiễu, làm ảnh hưởng đến công việc làm ăn của bà con. 

Nhận được giấy mời, tôi phải làm gì?

Khi nhận được giấy mời, bà con phải bình tĩnh vì loại giấy không có giá trị pháp lý và cũng không có nghĩa là bà con có liên quan đến một vụ án hình sự nào đó. 

Bà con cần phải đọc chi tiết tờ giấy mời và xem mục đích cơ quan công quyền mời bà con để làm gì. Nếu nội dung không rõ ràng, bà con có thể hỏi lại người đưa giấy mời cho bà con để được giải thích cụ thể hơn. Nếu bà con vẫn không hiểu mình được cơ quan công quyền mời với mục đích gì, bà con có thể từ chối không đi.

Thêm nữa, xin hãy xem thời gian mời bà con và hãy hỏi người đưa «giấy mời» về thời gian làm việc. Nếu thời gian làm việc có ảnh hưởng để cuộc sống, hoặc công việc làm ăn của bà con hoặc việc mời này quá gấp gáp và bà con không có thời gian chuẩn bị chu đáo, bà con có thể từ chối không đi. 

Xin lưu ý, nếu bà con có ý định sẽ không có mặt tại cơ quan công quyền như «giấy mời» (không đi), xin bà con viết rõ lý do trên «giấy mời» và gửi lại cho cán bộ đưa «giấy mời» mời cho bà con. Lý do cụ thể là «Tôi, ABC, không thể có mặt vì nội dung làm việc không rõ ràng», «Tôi, ABC, không thể có mặt vì bận công việc vào thời gian trên». 

Xin bà con đừng nhận «giấy mời» rồi giữ mà không đi vì bà con có thể bị vu tội «không hợp tác với cơ quan điều tra». 

Bà con cũng lưu ý, nếu bà con nhận được «giấy triệu tập» có nghĩa là bà con đã có liên quan đến một vụ án nào đó, bà con phải đến cơ quan điều tra để làm việc, nếu không, bà con có thể bị cưỡng chế bắt giam, hoặc bị truy nã, …

Tuy nhiên. «giấy triệu tập» đôi khi cũng bị lạm dụng gửi mà không đúng với quy định pháp luật, bởi giấy này chỉ được gửi cho: 

  • Triệu tập và hỏi cung bị can;
  • Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
  • Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ;
  • Triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

Nếu bà con xem xét thấy mình không thuộc bất kỳ đối tượng nào ở trên, bà con có quyền yêu cầu nhân viên công quyền giải thích thêm, và yêu cầu cung cấp đủ giấy tờ chứng minh bà con có liên quan đến vụ án hình sự đang điều tra đó. 

Nếu bị triệu tập, tôi đã lên cơ quan công an, tôi phải làm gì?

Trước khi làm việc với cơ quan nhà nước, bà con phải yêu cầu cơ quan điều tra cho biết lý do triệu tập? Bị triệu tập với tư cách gì trong vụ việc? Nội dung buổi làm việc?

Nội dung làm việc đã ghi trong «giấy triệu tập», bà con chỉ có trách nhiệm trả lời và làm việc theo nội dung đó, những thông tin khác với nội dung được ghi trong «giấy triệu tập», bà con tuyệt đối không trả lời. 

Khi làm việc với cơ quan điều tra, bà con cần suy nghĩ cẩn thận trước khi nói, những gì có liên quan đến buổi làm việc, nếu bà con chắc chắn thì hãy trả lời. Những chi tiết chưa nhớ rõ hoặc cần tài liệu đối chiếu thì không vội vàng trả lời. 

Trước khi ký bản khai, tôi cần kiểm tra gì?

  • Tự đọc lại kiểm tra đúng nội dung đã trả lời trước đó;
  • Yêu cầu cán bộ điều tra gạch những phần để trống (vì có khả năng họ sẽ ghi thêm chữ vào đó);
  • Những chữ gạch xóa viết lại phải có chữ ký xác nhận ngay tại phần gạch xóa đó; ký từng trang và trang cuối ký ghi rõ họ tên. 

Khi cảm thấy bị đe dọa, bà con hãy mạnh dạng bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Bà con có thể tìm sự hỗ trợ của người có chuyên môn, các văn phòng luật sư bảo vệ quyền lợi bà con, hoặc thậm chí, bà con có thể sử dụng mạng internet để vụ việc của bàn con được toàn xã hội biết đến, làm như thế sẽ hạn chế được sự lạm quyền của cơ quan công quyền Việt Nam.

Danh Tài

công anGiấy mời

Post navigation

Previous Post3 người Quảng Ngãi bị bắt vì «xúc phạm VTV, tuyên giáo, và lãnh đạo đảng»Next PostViệt Nam tiếp tục nằm trong danh sách các quốc gia theo dõi về nạn buôn người

Thông tin về các sắc dân bản địa ở Việt Nam: Khmer Krom, Cham, Dega: Rhade, Jrai, K'hor, Mnong, Stieng, etc.)

  • Hội Đồng
  • English
  • ភាសាខ្មែរ
  • Riêng tư
  • Liên hệ
  • Nghe đài
    • Danak dak sap Cam
    • Klei mrâo pral klei Êđê
    • កម្មវិធីផ្សាយជាភាសាខ្មែរ
    • Chương trình tiếng Việt
Chánh sách riêng tư Proudly powered by WordPress
Exit mobile version