Tag Archives: liên hiệp quốc

Người bản địa là gì?

https://vi.ripvn.org/wp-content/uploads/2020/09/who-are-indigenous-peoples.mp3

RIPVN | Trong ngày Quốc tế Người bản địa năm nay, được tổ chức vào hồi ngày 9 tháng 8 vừa qua, với chủ đề Ngôn ngữ Bản địa, tại Diễn đàn thường trực của Liên Hiệp Quốc về Các vấn đề người Bản địa đã được người Bản địa từ khắp nơi trên thế giới nêu lên các vấn đề liên quan.

Định nghĩa: Ai là Người Bản địa?

Từ bấy lâu nay vẫn chưa có một sự nhất quán về cách xác định người bản địa, có nhiều sự tranh luận liên quan tới việc ban hành các tiêu chuẩn để được thừa nhận là người bản địa và quyền tối thượng của các dân tộc là tự thừa nhận mình là người bản địa.

Mặc dầu số đông tham dự diễn đàn các dân tộc bản địa đã đồng tình với quyền tốt thượng là quyền tự thừa nhận mình là người bản địa, nhất là từ sau năm 1977, tuy nhiên trong đại hội phổ quát lần 2 của Hội đồng Thế giới về Người Bản địa (WCIP) đã đưa ra một nguyên tắc thống nhất rằng «chỉ có người bản địa mới có thể nhận mình là người bản địa», tuy nhiên các quốc gia có người bản địa là thường phản đối chính sách mở này.

Do đó, đã có nhiều nỗ lực để thống nhất các nguyên tắc xác định người bản địa từ các phía khác nhau, bao gồm các chính thể nhà nước, các học giả, tổ chức phi chính phủ, Liên hiệp quốc, các tổ chức liên chính phủ như Ngân hàng Thế giới (WB),

Tuy nhiên mỗi bên luôn tìm lý lẽ để bảo vệ lập luận của mình và không đối thoại với các bên khác.

Định nghĩa «ai là người bản địa» cũng ngày càng bị chính trị hóa trong khi vị trí pháp lý của người bản địa ngày càng được nâng cao dưới luật pháp quốc tế.

Tuy vậy, bằng việc áp dụng mô hình chủng tộc học của the Holm, Pearson and Chavis, ông Jeff J Corntassel, người Cherokee, học giả nghiên cứu các vấn đề người bản địa của the University of Victoria đã đưa ra một định nghĩa được phần đông chấp nhận về «người bản địa» dựa trên bốn khái niệm đan xen là: lịch sử thiêng liêng, các nghi lễ theo chu kỳ, ngôn ngữ và đất đai tổ tiên.

Lịch sử thiêng liêng:

Dựa theo lịch sử truyền miệng và/hoặc ghi chép, một nhóm người nào đó tin rằng họ có liên quan đến nhau vì chung nguồn gốc tổ tiên và tự nhận mình là hậu duệ của cư dân gốc của vùng đất đai là quê hương của tổ tiên họ.

Các nghi lễ theo chu kỳ

Các dân tộc có thể có, tuy nhiên không nhất thiết phải có, các thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội không chính thức và/hoặc chính thức. Các thiết chế này có xu hướng dựa vào cộng đồng và phản ánh các nghi lễ riêng biệt diễn ra theo chu kỳ, mạng lưới quan hệ họ hàng và truyền thống văn hóa liên tục phát triển.

Ngôn ngữ:

Các dân tộc nói (hoặc từng nói) một ngôn ngữ bản địa, và thường là khác với ngôn ngữ đang thống trị xã hội – thậm chí có những nơi ngôn ngữ bản địa không còn được sử dụng nữa, nói phương ngữ bản năng và/hoặc các biểu thức bản địa duy nhất có thể tồn tại như một dạng bản sắc bản địa.

Đất đai tổ tiên, hay quê cha đất tổ:

Các dân tộc tự phân biệt mình với xã hội thống trị và/hoặc các nhóm văn hóa khác, trong khi vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với đất đai tổ tiên. Các vùng đất đai này có thể bị đe dọa bởi sự xâm lấn quân sự, kinh tế hoặc chính trị đang diễn ra hoặc có thể là những nơi mà người bản địa đã bị trục xuất/chinh phục, trong khi trước đó họ đang tìm cách nâng cao quyền tự chủ về văn hóa, chính trị, kinh tế của mình.

Định nghĩa hiện hành của Liên Hợp Quốc thì cho rằng người bản địa là những người sinh sống trên một lãnh thổ cụ thể trước khi hình thành một Nhà nước và phải đối mặt với những người thuộc văn hóa hoặc nguồn gốc dân tộc khác nhau.

Sự nhầm lẫn giữa «người thiểu số» và «người bản địa»

Miguel Alfonso Martinez, cựu báo cáo viên của Liên Hợp Quốc trong báo cáo với đề tài «Nghiên cứu về các hiệp ước, thỏa thuận và các thỏa thuận xây dựng khác giữa các quốc gia và dân cư bản địa» đã chỉ ra rằng có sự nhầm lẫn nghiêm trọng trong việc xác định «người thiểu số» và «người bản địa» đối với nhiều dân tộc trên khắp châu Á và châu Phi, trong đó đã phát sinh do bối cảnh thực dân và các hiệp ước.

Đối với Việt Nam là một trường hợp thực tiễn.

Chính quyền Việt Nam luôn tìm các phủ nhận sự tồn tại của các dân tộc bản địa, và áp đặt cho các dân tộc bản địa ở Việt Nam mác «dân tộc thiểu số».

Xét các khái niệm để xác định người bản địa của Jeff J Corntasse và định nghĩa người bản địa của Liên Hiệp Quốc, mà Việt Nam là một trong số các quốc gia ký tên công nhận thì tất cả các dân tộc: Khmer-Krom, Cham. Các sắc tộc Tây Nguyên, các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc Việt Nam ngày nay chính xác đều là các dân tộc bản địa, bởi:

Tất cả các dân tộc này đều có ngôn ngữ (cả nói và viết), văn hóa, lịch sử riêng biệt so với ngôn ngữ, văn hóa thống trị ở Việt Nam là tiếng Việt và văn hóa người Kinh.

Tất cả các dân tộc này đều vẫn đang sống trên các vùng đất của tổ tiên của mình và đang hàng ngày chống lại sự thực dân hóa về văn hóa, chính trị của dân tộc thực dân (tức người Việt).

Trước khi có sự xâm chiếm của dân tộc thuộc địa (người Việt), tất cả các dân tộc Khmer-Krom, Cham, các dân tộc Tây Nguyên, Hmong, … đều có sự tự chủ về kinh tế, văn hóa, xã hội, thậm chí là có nhà nước của dân tộc mình Vương quốc (Cham, Hmong, Khmer, …), thể chế chính trị độc lập Người Thượng miền Nam Đông Dương, …

Như vậy đã quá rõ ràng về vị thế của các dân tộc Khmer-Krom, Cham, các dân tộc Tây Nguyên, và các dân tộc khác là các dân tộc bản địa tại Việt Nam.

Bất chấp sự thật hiển nhiên đó, cho đến nay, Việt Nam vẫn cố tình chối cãi, không thừa nhận quy chế người bản địa cho các dân tộc Khmer-Krom, Cham, và các dân tộc Tây Nguyên.

Đây chính là tư duy của một dân tộc (thực dân) chưa tiến bộ, chưa thể (hoặc chưa dám) bắt kịp với sự tiến bộ của nhân loại.

Nếu so sánh với quốc gia láng giềng Campuchia hoặc các quốc gia khác trong cộng đồng Asean như Malaysia, Thailande, Philippines, … thì Việt Nam (mà cụ thể là người Việt) quả thật là một dân tộc chậm tiến bởi các quốc gia/dân tộc tiến bộ này đã có các chính sách đúng đắn thừa nhận người bản địa và giúp đỡ người bản địa phát triển đúng với tự nhiên và phù hợp với các công ước quốc tế, cũng như xu thế chung của nhân loại tiến bộ.

Sơn Trung