Tag Archives: công nhân

2 công nhân bị đánh chết vì nói tiếng Khmer ở Bình Dương

RIPVN | Hồi đêm 11 tháng 4 năm 2021, một nhóm nhân người Khmer Krom ở thị trấn Tân Uyên tỉnh Bình Dương đã bị một nhóm công nhân người Việt hành hung khiến 2 người chết và  1 người khác bị thương nặng.

Hai công nhân Khmer Krom bị đâm chết là Thạch Chiên (sinh năm 1998) và Thạch Chum Rơne (sinh năm 1996) là hai cậu cháu ruột, cùng quê ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. 

Theo thông tin của người nhà nạn nhân, sau khi đi hát karaoke về, nhóm công nhân Khmer Krom nói chuyện với nhau bằng tiếng Khmer thì bị nhóm 8 người Việt đánh và bị đâm khiến Thạch Chiên và Thạch Chum Rơne chết, và Kim Hồng Chương bị thương nặng.

Tin tức do báo chí nhà nước Việt Nam đưa thì hung thủ giết người tên Nguyễn Đức Thành, quê Kiên Giang,  đã bị bắt vào chiều 18 tháng 4 năm 2021. 

Trò chuyện với chúng tôi, K.T., một công nhân Khmer Krom chứng kiến vụ việc cho biết, đêm 11 tháng tư, khi ra khỏi phòng hát karaoke và nói chuyện với nhau bằng tiếng Khmer thì họ bị nhóm người Việt liếc nhìn với ánh mắt thù nghịch mà không hề biết lý do gì. 

Anh này chia sẽ: «Nhóm tụi em đi ăn liên hoan chia tay nhau để về quê ăn Chol Chhnam, trước khi ra về, nhóm em 4 người tụm lại nói chuyện thì có một nhóm người Việt vì không hiểu tụi em nói gì nên họ nghĩ nói xấu họ nên họ đến đánh và dùng dao đâm vào nhóm tụi em». 

Cũng đang làm việc tại Bình Dương , anh Sơn H., từng tốt nghiệp Cử nhân ngành Xã hội học, cho biết việc ẩu đả đến chết người là một trường hợp nghiệm trọng, tuy nhiên việc công nhân Khmer Krom bị công nhân người Việt gây gổ đánh đập không phải là chuyện hiếm. 

Đặt biệt, theo anh Sơn H., ở các quán nhậu hoặc các địa điểm ăn uống thường xảy ra các mâu thuẫn với lý do đơn giản là người Khmer Krom thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Khmer, trong khi đó các công nhân người Việt thì cho rằng nhóm người Khmer đang «nói xấu» hoặc «chửi rủa» mình.

Cũng trong sự kiện này, theo báo nhà nước, có 2 công nhân Khmer Krom khác là Thạch Tấn (sinh năm 2002), và Thạch Hiệp (sinh năm 2000) cũng bị Công an tỉnh Bình Dương đã bắt giữ vì «hành vi gây rối trật tự». 

Liên quan đến vấn đề này anh Sơn H. nhận định cả Tấn và Hiệp là nạn nhân của hành vi bạo lực liên quan đến nạn kỳ thị sắc tộc ở Việt Nam và đáng lý phải được nhà nước bảo vệ chứ không phải bị bắt như tội phạm hình sự. 

Thạch Phirum

Công an mời làm việc 2 lần và dọa bắt bỏ tù một thanh niên Khmer Krom

http://vi.ripvn.org/wp-content/uploads/2020/10/mot-cong-nhan-khmer-krom-bi-de-doa-bat-giam.mp3

RIPVN | Dương Phúc, một thanh niên Khmer Krom quê Sóc Trăng hiện đang là công nhân tại khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, vừa bị công an xã Sông Trầu mời «làm việc» trong 2 ngày 20 và 23 tháng 10 năm 2020 và bị đe dọa bắt giam. 

Theo anh Phúc việc mời và đe dọa của công an xã Sông Trầu nhằm mục đích sách nhiễu và làm suy yếu tinh thần sau khi anh trai của anh, ông Dương Khải hồi ngày 17 tháng 7 năm 2020 vừa qua đã đại diện 200 công nhân Khmer Krom tại khu công nghiệp này gửi kiến nghị thư yêu cầu Bộ Lao động Việt Nam can thiệp việc công an địa phương và quản lý một công ty tại khu công nghiệp này kỳ thị người Khmer Krom. 

Trong đơn yêu cầu do ông Dương Khải và nhiều công nhân Khmer Krom khác ký tên và lăn dấu tay nhắc đến trường hợp một công nhân Khmer Krom quê Kiên Giang tên Danh Việt Trung bị công an xã Sông Trầu và dân quân tự vệ đánh một cách vô cớ ; cũng như tường trình về việc cán bộ phòng tuyển dụng của công ty Sanlim tuyên bố «(công nhân) dân tộc nào cũng nhận, nhưng Khmer thì không nhận (vào làm)». 

Cũng theo nội dung đơn này thì nguyện vọng của các công nhân Khmer Krom là «Xin Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết cho chúng tôi được bình đẳng công việc làm và cuộc sống ấm no hơn».

Tuy nhiên, ngay sau đó ông Dương Khải liên tiếp bị công an huyện Trảng Bom mời làm việc nhiều lần và Dương Khải bị cáo buộc là «nghe theo chỉ đạo từ nước ngoài viết đơn yêu cầu nhằm mục đích gây bất ổn». 

Ông Khải khẳng định việc gửi đơn yêu cầu đến Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội Việt Nam là nhằm mục đích tìm kiếm sự ổn định việc làm và sự bình đẳng trong cuộc sống. 

Hai anh em ông Khải và Phúc cho biết hiện tại công nhân người Khmer Krom tại khu công nghiệp Bàu Xéo không được hưởng đầy đủ quyền lợi như công nhân người Việt và thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa công nhân người Việt và công nhân người Khmer và chính quyền (cụ thể là công an xã Sông Cầu) thì luôn cáo buộc là công nhân Khmer bị xúi dục để gây bất ổn. 

Cũng xin thông tin thêm rằng, theo nguồn tin của Văn phòng các Hội – Đoàn Khmer Kampuchea Krom tại Campuchia thì trong năm 2020, có ít nhất hơn 10 trường hợp thanh niên Khmer Krom bị chính quyền Việt Nam «mời làm việc» với các cáo buộc khác nhau. 

Tuy nhiên theo các hội đoàn Khmer Kampuchea Krom thì đó là sự sách nhiễu nhằm cấm đoán mọi hình thức phản đối, dù là ôn hòa nhất, với những bất công mà người Khmer Krom đang phải từng ngày gánh chịu.