
RIPVN | Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận rằng họ đã bắt giữ một nhà hoạt động vì quyền của người bản địa vì người này sở hữu bản dịch «Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của người bản địa».
Trong một tuyên bố bất thường gửi cho Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc đề ngày 20 tháng 9 năm 2021 nhưng vừa mới được công bố, chính phủ Việt Nam đã thừa nhận có bắt giữ một thanh niên Khmer Krom, tên Dương Khải hồi ngày 13 tháng 4 năm 2021.
Tuy nhiên, thay vì xin lỗi người bị hại và hứa sửa sai, Việt Nam đã biện minh rằng vụ bắt giữ này là cần thiết để bảo vệ chính sách đoàn kết dân tộc ở Việt Nam, cũng như nặn ra cái cớ hợp pháp cho việc bắt giam này là «Dương Khải vi phạm luật báo chí và xuất bản».
Xin nhắc lại thêm rằng hồi tháng 4 năm 2021, hàng chục công an Việt Nam đã bao vây nhà trọ của Dương Khải, người Khmer Krom, quê Sóc Trăng, là công nhân khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, tịch thu 120 quyển sách Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của người bản địa (UNDRIP), máy tính xách tay, điện thoại di động, và đưa anh này về đồn công an.
Vào tháng 6 năm 2021, một nhóm chuyên gia độc lập của Liên hợp quốc đã viết Thư cáo buộc chung gửi chính phủ Việt Nam yêu cầu câu trả lời và bày tỏ «lo ngại rằng những mối đe dọa được báo cáo này có thể liên quan đến nỗ lực của ông trong việc phổ biến các tài liệu của Liên hợp quốc, đặc biệt là việc phổ biến và dịch UNDRIP ra các ngôn ngữ, và có thể có tác động tiêu cực đến việc thừa nhận các tài liệu của Liên Hiệp Quốc, thậm chí là đối với những người bảo vệ nhân quyền, những người quan tâm đến các vấn đề về người thiểu số và người bản địa trong nước».
Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của người bản địa được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 13 tháng 9 năm 2007 với 144 phiếu thuận, 11 phiếu trắng và 4 phiếu chống.
Việt Nam là một trong 144 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ ngay từ ngày đưa ra bản tuyên bố.
Trớ trêu thay Việt Nam nhất quyết tuyên bố rằng ở nước này không có «người bản địa», bất chấp sự thật là người dân bản địa chiếm khoảng 15% dân số Việt Nam, có khu vực định cư cụ thể, có văn hóa, lịch sử, truyền thống bản địa, bao gồm người Khmer Krom, người Chăm, các sắc dân Tây Nguyên, Tây Bắc, ..
Trường hợp của Dương Khải là một cơ sở đáng lo ngại cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Nếu, ở Việt Nam, một người có thể bị hình sự hóa chỉ vì sở hữu và phổ tiền các tài liệu về nhân quyền của Liên hợp quốc mà đặc biệt là có sự tham gia soạn thảo từ chính phủ Việt Nam, thì không thể không có khả năng nhà nước này sẽ thẳng tay đàn áp công dân và xóa bỏ quyền tự do ngôn luận. và bày tỏ chính kiến.
Hồng Ngọc